Các bước cho bạn khi xây dựng một website theo yêu cầu
Để có được một website tốt cho doanh nghiệp của bạn thì ngoài việc lựa chọn đơn vị phù hợp, kế hoạch của chính bạn và sự trao đổi tốt với đối tác trong quá trình làm việc cũng quyết định rất nhiều. Dựa theo kinh nghiệm của một lập trình viên đã từng làm việc trực tiếp với khách hàng qua rất nhiều dự án, DtopGroup xin đưa ra một quy trình tham khảo như sau:
Bước 1: Lên ý tưởng và tìm kiếm đối tác
Vì sao mà song song với quá trình lên ý tưởng, bạn nên tìm kiếm ngay một đối tác phù hợp? Vì bạn cần tư vấn. Các đơn vị thiết kế website sẽ là chuyên gia trong lĩnh vực này. Họ cũng có nhiều kinh nghiệm trong marketing, truyền thông. Thông qua việc tiếp thu tư vấn từ phía đối tác bạn có thể có được 1 ý tưởng tốt hơn, đồng thời đánh giá được đối tác có phù hợp với yêu cầu tìm kiếm của mình hay không. Bạn sẽ có được lựa chọn sáng suốt hơn.
Bước 2: Lên cấu trúc nội dung và yêu cầu chức năng
Bạn cần kết hợp với đối tác để đưa ra được một bản phác thảo cấu trúc nội dung website. Bạn cần đưa những thông tin gì lên website, những thông tin nào cần đưa ra trang chủ. Hãy bắt đầu từ trang chủ, sau đó đến các trang và các category (danh mục), tiếp theo nữa chia nhỏ thành danh mục con rồi đến các bài viết chi tiết. Bạn cần chia nhỏ các chức năng chính thành các chức năng con, càng chi tiết càng tốt. Vẽ một biểu đồ luồng thực thi đơn giản cho những chức năng đó. Hãy diễn tả những yêu cầu này theo đúng nghiệp vụ của bạn, cố gắng đảm bảo rằng đối tác thiết kế hiểu hết. Làm việc cẩn thận và hỗ trợ đối tác nhiệt tình nếu như website nặng về nghiệp vụ. Đừng vì mình đã trả tiền mà đổ hết việc tìm hiểu nghiệp vụ lên đầu đối tác. Việc đó thực chất không hay tí nào. Bạn cứ nghĩ là đối tác cần phải tự tìm hiểu lấy nghiệp vụ để thiết kế website cho bạn, nhưng cứ thế rồi bạn sẽ nhận được một thứ không ra gì thôi. Hãy nhớ, quan trọng nhất là sản phẩm cuối cùng có tốt không. Nếu bạn hỗ trợ nhiệt tình và làm rõ các yêu cầu, đối tác của bạn cũng sẽ rất vui lòng thiết kế website của bạn một cách tốt nhất.
Sau khi đối tác hiểu rõ yêu cầu của bạn, hãy yêu cầu họ làm một bản Requirements chi tiết (Phân tích yêu cầu – theo chuẩn trong công nghệ phần mềm – tác giả sẽ nói rõ hơn ở một bài viết khác). Requirements có thể thay đổi trong những bước tiếp theo, nhưng đây sẽ là tài liệu xuyên suốt. Mọi đánh giá về mức độ phức tạp, thời gian và kinh phí có thể dựa trên tài liệu này. Chất lượng của sản phẩm cuối cùng cũng có thể đánh giá thông qua việc đối chiếu với tài liệu này.
Bước 3: Lên bố cục giao diện
Ở bước tiếp theo, bạn cần trao đổi với đối tác để đưa ra bố cục giao diện phù hợp. Cần phải có một bản phác thảo khoa học, được tính toán kỹ trước khi đối tác bắt tay thiết kế chi tiết. Trải nghiệm người dùng là rất quan trọng. Nếu để đối tác bắt tay thiết kế chi tiết ngay từ đầu mà không phác thảo khung trước, bạn vẫn có thể nhận được 1 tác phẩm đẹp nhưng chắc chắn là trải nghiệm không tốt.
Ở bước này có thể sử dụng những tờ giấy A4 với bút chì, photoshop hoặc một số tool mockup (ví dụ Balsamiq Mockups). Bạn cũng có thể sử dụng Excel. Hãy để đối tác lên bố cục cho bạn vì họ có kinh nghiệm hơn. Bạn chỉ cần đánh giá và góp ý để họ chỉnh sửa cho đến khi hoàn thiện. Hãy làm thật kỹ bước này.
Bước 4: Tập trung vào những tính năng đặc biệt
Hãy tập trung vào những tính năng đặc biệt của bạn mà đối thủ không có. Những tính năng chính của website mà bạn muốn hướng khách hàng của bạn vào đó. Những tính năng này có thể là chìa khóa quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Đảm bảo rằng đối tác hiểu hết những yêu cầu và mong muốn của bạn.
Bước 5: Trao đổi và phản hồi liên tục với đối tác
Trong quá trình đối tác thực hiện thiết kế chi tiết giao diện cũng như lập trình website, hãy theo dõi sát sao, yêu cầu đối tác báo cáo tiến độ và review sản phẩm thường xuyên để có những sửa đổi kịp thời. Nếu bạn bỏ mặc sản phẩm của mình cho đối tác thì cuối cùng khi nhận lại, đừng thắc mắc vì sao “nó không giống như mình tưởng”. Trong quá trình này chắc chắn sẽ phát sinh những thay đổi, những mâu thuẫn hoặc chưa hiểu nhau giữa hai bên. Bạn cần lắng nghe sự tư vấn của đối tác và xem xét cẩn thận những sửa đổi.
Hãy nhớ, website không phải làm cho bạn. Nó được làm cho khách hàng của bạn. Hãy nhìn nhận nó dưới góc nhìn của khách hàng.
Bước 6: Test và chỉnh sửa
Đừng vội vàng up bài, public website. Test cẩn thận từng chi tiết một. Note lại một bản word các yêu cầu cần chỉnh sửa, tinh chỉnh hoặc các lỗi còn phát sinh. Đừng tin vào đối tác khi họ nói: “anh yên tâm bọn em đã test sản phẩm kỹ và nó chạy okie rồi!”. Hãy tự mình kiểm chứng cẩn thận!
Bước 7: Up nội dung và hoàn thiện
Tham khảo đối tác để có được cách viết bài chuẩn SEO, và nội dung hấp dẫn, có tính viral. Chỉn chu từng câu chữ. Đối với website thì hình ảnh là yếu tố ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Nên xử lý ảnh bằng photoshop và crop theo kích thước phù hợp như thiết kế ban đầu để đảm bảo tính thẩm mỹ. Bản thân DtopGroup gặp nhiều trường hợp website lúc bàn giao đẹp mĩ miều nhưng qua tay khách hàng vài ngày thì “nát như tươm” chỉ vì họ up bài viết và ảnh một cách vô tội vạ.
Bước 8: Kế hoạch public website
Bạn cần có một kế hoạch cho việc public website. Tất nhiên đó sẽ phải là một kế hoạch truyền thông, marketing được chuẩn bị chu đáo. Đừng vội public website khi nó chưa hoàn thiện về nội dung. Ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng. Nếu khách hàng truy cập website của bạn và thấy một đống lổm nhổm chưa hoàn thiện, khả năng lần sau họ sẽ không vào nữa. Ấn tượng về sự thiếu chuyên nghiệp của công ty cũng sẽ hình thành. Và nó sẽ khó phai, vì đó là ấn tượng đầu tiên.
Bước 9: Không ngừng hoàn thiện website
Hãy quan tâm chăm sóc website của bạn, làm mới nội dung thường xuyên, tối ưu hóa SEO và trải nghiệm người dùng. Sau một thời gian nhất định website có thể sẽ phát sinh các vấn đề lặt vặt. Nếu website của bạn có lượng truy cập lớn, bạn cần quan tâm hơn đến việc tối ưu tốc độ, dọn rác website và đặc biệt là bảo mật. Đồng thời nên quan tâm đến xu hướng và sự thay đổi công nghệ. Bạn phải đảm bảo website không bị lỗi thời trước cơn bão thay đổi công nghệ như hiện nay.
Dựa vào quy trình 9 bước trên, ở bài viết sau DtopGroup sẽ đưa ra cho bạn những tiêu chí đánh giá chất lượng một website, theo những cách dễ dàng nhất dành cho những người không am hiểu nhiều về công nghệ, từ đó đưa những tiêu chí chung nhất để tìm kiếm một đối tác thiết kế website theo yêu cầu phù hợp với doanh nghiệp của bạn.
-
Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp của DtopGroup
9 Tháng Bảy, 2017 -
11 sai lầm thường gặp của khách hàng khi thiết kế website
9 Tháng Bảy, 2017 -
Các bước cho bạn khi xây dựng một website theo yêu cầu
9 Tháng Bảy, 2017 -
5 tiêu chí lựa chọn đơn vị thiết kế website cho doanh nghiệp của bạn
9 Tháng Bảy, 2017